-->
Niềm Vui
16/05/2012
Đức Tin_phổ quát và cá nhân !
03/07/2012
Show all

Kinh Lạy Cha, khuôn mẫu của lời nguyện Ki-tô Hữu

« Lạy Thầy,xin dạy chúng con cầu nguyện », đáp lại lời khẩn cầu của các Môn Đệ, Đức Giê-su đã dạy các ông Kinh Lạy Cha . Điều đó cũng cho thấy sự bất lực của các Môn Đệ không có thể cầu nguyện như Đức Ki-Tô đã cầu nguyện .Bằng việc dạy các Môn Đệ Kinh Lạy Cha, Đức Giê-Su không chỉ đưa ra một lời cầu nguyện đặc biệt cho các Môn Đệ của Ngài, nhưng Ngài muốn chỉ cho biết thế nào là lời cầu nguyện thật sự.

« Lạy Cha Chúng Con ở trên trời »cho thấy rằng mỗi Tín Hữu đều thuộc về một Cộng Đoàn chung là Hội Thánh »

 

Nhưng dựa vào đâu mà kinh Lạy Cha lại trở thành khuôn mẫu của tất cả các lời cầu nguyện Ki-Tô Hữu ? Dựa vào đâu mà có thể nói rằng đây là lời cầu nguyện với Chúa Cha ?

Kinh Lạy Cha là lời cầu nguyện tuyệt vời của các Ki-Tô Hữu, được đọc thuộc lòng chung trong những giờ kinh phụng vụ cũng như những lúc cầu nguyện riêng trong thinh lặng. Lời cầu nguyện này không phải là một lời thuộc lòng,được lặp đi lặp lại một cách chán ngán nhưng nhằm để nuôi dưỡng lời cầu nguyện của mỗi người với Chúa Cha, để cảm nghiệm tình yêu và sự tha thứ của Ngài. Lời của kinh Lạy Cha có điều đặc biệt là dù đọc một minh hay đọc chung thì kinh Lạy Cha luôn được đọc ở chủ từ ngôi thứ nhất số nhiều. Đọc « Lạy Cha chúng con ở trên trời »cho thấy rằng mỗi Tín Hữu đều thuộc về một Cộng Đoàn chung là Hội Thánh.Từ « Chúng con » là một trong những dấu hiệu của sự hợp nhất của gia đình phân tán trong thời gian và không gian. Nếu trong cuộc sống hàng ngày,chúng ta cầu nguyện riêng như Đức Giê-Su mời gọi cầu nguyện « nơi kín đáo » giữa bốn bức tường, thì lời cầu nguyện không bao giờ mang tính cá nhân,chúng ta luôn cầu nguyện cùng với Hội Thánh. Những lời trong kinh Lạy Cha khi chúng ta cầu nguyện không có ý nghĩa nếu chúng ta không giữ ý nguyện chung của lời kinh.

Khi đọc kinh Lạy Cha trong sự hiệp nhất vời những người có đạo khác thì chúng ta cũng khám phá ra rằng:chúng ta chỉ thực sự đi vào cầu nguyện khi nhận biết rằng Chúng ta không biết cầu nguyện. Giống như các môn đệ của Đức Giê-Su cách đây hai ngàn năm.

Đức Giê-Su, người thầy của đời sống cầu nguyện

Đức Giê-Su người đạo Do Thái. Thời thơ ấu, Ngài đã học cầu nguyện với Mẹ Ngài. Ngài học thuộc lòng tất cả các Thánh vịnh mà sau đó Ngài trích dẫn rất nhiều trong khi giảng dạy. Cũng như mọi người Do thái khác, Đức Giê-Su thường xuyên lui tới Đền Thờ và cầu nguyện với những lời kinh Do Thái của thời đại ấy.

Trong các sách Tin Mừng, nhất là Tin Mừng của Thánh Luca thường xuyên chỉ cho thấy Đức Giê-Su đang cầu nguyện. Ngài cầu nguyện giữa công chúng cũng như trong nơi thanh vắng, trước những hành động và quyết định quan trọng trong sứ vụ của Ngài : trước khi Chúa Cha làm chứng về Ngài khi Ngài chịu phép rửa và khi Ngài biến hình( trên núi Tabo), trước khi Ngài hoàn tất cuộc khổ nạn. Đức Giê-Su cũng cầu nguyện vào những giây phút quyết định trong công cuộc rao giảng của Ngài : trước khi chọn và mời gọi các Môn đệ, trước khi khi Thánh Phê-Rô tuyên xưng Ngài là « Con Thiên Chúa ».

« Đời sống cầu nguyện ẩn sâu trong trong con người Đức Giê-Su và làm triển nỡ mối quan hệ đặc biệt của Ngài với Chúa Cha »

Đời sống cầu nguyện ẩn sâu trong trong con người Đức Giê-Su và làm triển nỡ mối quan hệ đặc biệt của Ngài với Chúa Cha.Để đáp lại lời khẩn cầu của các Môn Đệ « Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện » Đức Giê-Su đã dạy Họ Kinh « Lạy Cha » đó là nguồn gốc và là lời kinh cao nhất trên tất cả các lời kinh nguyện của người Ki-Tô Hữu. Lời cầu nguyện của Đức Giê-Su là sự trao phó một cách khiêm nhường ước muốn của Ngài trong Thánh Ý Chúa Cha. Qua đời sống cầu nguyện, Đức Giê-Su dạy Chúng ta cầu nguyện.

Thánh Kinh nêu rõ cho Chúng ta lời giáo huấn của Đức Giê-Su về đời sống cầu nguyện. Để giảng dạy cho đám đông đi theo Ngài,Đức Giê-Su bắt đầu bằng những điều và những việc quen thuộc trong đời sống hằng ngày của dân chúng, nhằm mở ra cho họ một cái mới của Nước Thiên Chúa đang đến.

Từ bài giảng trên núi của Ngài, Đức Giê-Su nhấn mạnh về sự thống hối trong tâm hồn, tình yêu đối với kẻ thù và cầu nguyện cho những Người bách hại họ. Ngài dạy họ cầu nguyện với Chúa Cha  « một cách kín đáo », không lãi nhãi nhiều lời giống như dân ngoại và tha thứ từ trong tận đáy lòng. Cũng như Đức Giê-Su cầu nguyện và chúc tụng Chúa Cha : « Tất cả những gì anh em xin trong lúc cầu nguyện,hãy tin rằng anh em đã được lãnh nhận ». Đó là sức mạnh của lời cầu nguyện : tất cả điều đó có thể được đối với những Người có niềm tin (mc9,23),với một niềm tin không bờ bến (mt 21,22).

Lời cầu nguyện mà Đức Giê-Su dạy không chỉ đơn thuần là kêu  « Lạy Chúa Lạy Chúa », nhưng là tìm kiếm và thi hành Thánh Ý Chúa Cha.Có thể nói trong mối quan hệ mật thiết với Chúa Cha, Đức Giê-Su là người thầy cho tất cả mọi Ki-Tô Hữu về đời sống cầu nguyện.

 Bài dịch bởi

 Trần Thị Huệ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ