-->
“Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy” (Ga 1, 39)
12/01/2018
Tuần Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất Kitô Giáo – Ngày thứ hai
18/01/2018
Show all

Tuần Cầu Nguyện Cho Hiệp Nhất Kitô Giáo – Ngày thứ nhất

pour l'unité des chrétiensNgày nay, các kitô hữu trong nhiều truyền thống khác nhau nhận thấy bàn tay Thiên Chúa hành động trong việc kết thúc chế độ nô lệ. Đối với họ, đó là một kinh nghiệm chung về hành động cứu độ của Thiên Chúa mang lại sự tự do.

Đó là lý do tại sao việc lựa chọn thánh ca của Môisen và Miriam (Xh 15, 1-21) là chủ đề của tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất kitô hữu năm 2018 được xem là thích hợp nhất.

Ngày thứ nhất : Anh em hãy yêu mến người xa lạ, vì anh em từng là người xa lạ trên đất Ai Cập

Lv 19, 33-34 : Con hãy yêu mến những người di dân như chính mình
Tv 146 : Chúa phù trợ những khách ngoại kiều/ người nhập cư
Dt 13, 1-3 : Có những người đã được tiếp đón các thiên thần mà không biết
Mt 25: 31-46 : Ta là khách lạ và các ngươi đã tiếp rước

Suy niệm :

Việc tưởng nhớ những gì mà con cái Israel đã sống tại Ai Cập, nơi họ được đối xử như những người khách lạ, là nền tảng cho việc giảng dạy Lề Luật rằng : các thành viên của dân Thiên Chúa tiếp đón những người xa lạ ở giữa họ. Ký ức về thời lưu đày của dân Israel phải khơi dậy sự đồng cảm và tình liên đới dành cho những người lưu đày và những người khách lạ trong thời đại của chúng ta. Giống như dân Israel, kinh nghiệm chung của người Kitô giáo chúng ta về hành động cứu độ của Thiên Chúa đi song song với việc tưởng nhớ về sự tha hóa và sự quay lưng của chúng ta – theo nghĩa là quay lưng lại với Thiên Chúa và vương quốc của Ngài. Ký ức Kitô giáo này có những hậu quả về mặt đạo đức. Thiên Chúa đã phục hồi phẩm giá của chúng ta trong đức Kitô và làm cho chúng ta trở thành công dân của Nước Trời, không phải vì chúng ta đã làm nhiều công trạng xứng đáng, nhưng vì trong tình yêu của Ngài, Ngài tự hiến dâng làm của lễ cho chúng ta một cách nhưng không. Có tự do và được khích lệ bởi tình yêu, chúng ta được mời gọi để làm điều tương tự. Tình yêu Kitô giáo có nghĩa là yêu thương như Chúa Cha, nghĩa là nhận ra phẩm giá của người anh em mình và trao cho họ phẩm giá, và nhờ đó góp phần vào việc hàn gắn những vết thương của gia đình nhân loại.

Lời nguyện :

Lạy Thiên Chúa hằng hữu, Chúa không thuộc về bất kỳ một nền văn hóa hay quốc gia nào, mà Chúa là Chúa của tất cả, Chúa mời gọi chúng con đón tiếp khách ngoại kiều ở giữa chúng con. Nhờ Thánh Thần Chúa, xin giúp chúng con sống như anh chị em với nhau, đón nhận người khác vì danh Chúa, và nhất là giúp chúng con sống trong công lý của triều đại Người. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ